Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Chăm sóc gà đông tảo qua từng giai đoạn cần chú ý gì

Nhu cầu nuôi gà đông tảo ngày càng tăng cao do nhiều người biết được nguồn cung về loài gà quý hiếm này còn ít và nhu cầu mua gà biếu tết , gà thịt ngày càng nhiều , lợi nhuận từ việc nuôi gà giúp cho nhiều hộ gia đình đã cải thiện được kinh tế rất tốt. Vậy phải nuôi gà như thế nào để đạt hiệu quả cao.Dưới đây, trại gà đông tảo thuần chủng Phúc Thành xin hướng dẫn các bạn cách nuôi và chăm sóc gà để gà luôn khỏe mạnh và nhanh lớn.
- Thức ăn của gà : Về cơ bản thức ăn của Gà đông tảo không có khác biệt nhiều với các giống gà thả vườn khác. Gà chủ yếu ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay.
- Chú ý: chăm các giống gà nói chung hay gà đông tảo nói riêng cần đặc biệt quan tâm chăm sóc gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng. Vì thế, thời gian khoảng 1-1,5 tháng thì việc giữ ấm cho gà là vô cùng quan trọng.
Chăm sóc Gà Đông Tảo Thuần Chủng giai đoạn gà giò (4 – 9 tuần)




Gà đông tảo lúc còn bé luôn phải giữ ấm
- Mật độ nuôi: 10 con/m2 ( thời gian gà còn bé việc để mật độ đông sẽ giúp giữ ấm cho cả đàn gà)
- Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ
+ Ban ngày: sử dụng ánh sáng tự nhiên.Buổi trưa các bạn nên đưa gà ra ngoài sưởi nắng tự nhiên, không nên để mãi trong chuồng.
+ Ban đêm thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4-6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, gà có biểu hiện lạnh (dồn đống) thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25 m2, treo cao so với nền chuồng 1 – 1,5m).
- Bố trí máng ăn, máng uống: máng ăn máng uống đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h 30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).
- Chuyển cho ăn thức ăn gà hậu bị ở 9 tuần tuổi. Giai đoạn 9 tuần tuổi trọng lượng gà mái phải đạt 730gr/con.




- Nước uống: Thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà, đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Quý khách nên chú ý nếu Gà đông tảo con có bệnh đi ngoài thì các bạn nên hòa thuốc kèm với nước để cho gà uống. Trước khi châm nước mới vào bình phải loại bỏ nước cặn trong bình. Dùng nước mưa, nước máy, trường hợp dùng nước giếng phải đảm bảo tiêu chuẩn nước (bảng 4 phần phụ lục 1).
- Chọn gà hậu bị: Cuối tuần thứ 9, thường thì những con gà trống đầu đàn thường vượt trội hơn cả. Tách đàn trống mái nuôi riêng, những con không đạt chuẩn giống chuyển sang nuôi gà thịt.
Chăm sóc gà Đông Tảo giai đoạn gà hậu bị (tuần 10– 19)
- Mật độ nuôi: 5 – 6 con/m2. Khi gà đã to dần thì việc tách thưa gà ra sẽ giúp gà đông tảo phát triển tốt hơn và nhanh lớn hơn.
- Chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên
- Thức ăn và nước uống: Cho ăn tăng dần theo thể trọng, định mức ở tuần thứ 10: 55gr/con/ngày, tuần thứ 19 là 85gr/con/ngày (theo bảng 1); tuần thứ 19 chuyển sang thức ăn gà đẻ. Nước uống Tương tự như gà giò.
* Ghi chú: Giai đoạn này máng ăn, máng uống phải bố trí hợp lý để đảm bảo đàn gà phát triển đồng đều.
- Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: 2 tuần kiểm tra 1 lần, cân 10% trên tổng đàn (cân lúc buổi chiều mát hoặc lúc trời tối để hạn chế strees cho đàn gà). Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh định mức ăn cho gà. Nếu trọng lượng gà cao hơn hoặc thấp hơn trọng lượng chuẩn 15% thì giảm hoặc tăng thức ăn 5% (trọng lượng chuẩn xem bảng 5 phụ lục 1).
- Tuần thứ 16 xổ lãi cho gà.
- Chọn gà để nuôi đẻ: cuối tuần thứ 18 phân loại gà, chọn những con đạt chuẩn làm mái sinh sản (bảng 5 phần phụ lục).

Để có kiến thức nuôi gà tốt hơn các bạn có thể truy cập vào website: http://gaphucthanh.com/
Địa chỉ: Xóm 2, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0918.25.00.90
Email: chipt1602@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét